Chứng thực Userkare

Nguồn lịch sử

Userkare có mặt trong bản danh sách vua Abydos, một danh sách các vị vua được viết dưới triều đại của Seti I (1290-1279 TCN) khoảng hơn 1000 năm sau thời điểm giai đoạn đầu của vương triều thứ Sáu. Đồ hình của Userkare nằm ở vị trí thứ 35 trong bản danh sách này, nằm giữa đồ hình của TetiPepi I,[12]điều này khiến cho ông trở thành vị pharaon thứ hai của vương triều thứ Sáu[13]. Userkare cũng có thể đã được ghi lại trên cuộn giấy cói Turin, một danh sách các vua được biên soạn dưới thời trị vì của Ramesses II (1279-1213 trước Công nguyên). Thật không may, một vết hổng lớn đã ảnh hưởng đến dòng thứ hai thuộc cột thứ tư của cuộn giấy papyrus này, tại đó có thể là nơi mà tên của UserKare được ghi lại.[14]

Nguồn đương thời

Chứng cứ chắc chắn

Chỉ có rất ít những đồ tạo tác với niên đại thuộc về triều đại của Userkare còn sót lại cho đến ngày nay, những chứng cứ chắc chắn duy nhất cùng thời với triều đại của ông đó là hai con dấu trụ lăn[2][note 2] có khắc tên và tước hiệu của ông [18]và một chiếc búa bằng đồng từ bộ sưu tập của Michaelides.[19] Chiếc búa này có khắc một dòng chữ nhỏ ghi lại tên gọi của một nhóm thợ "Những người được yêu quý của Userkare", họ tới từ Wadjet, nome thứ 10 của Thượng Ai Cập, nằm gần Tjebu, phía nam Asyut.[20]

Chứng cứ có thể

Hai nhà Ai Cập học người Pháp Michel Baud và Vassil Dobrev cũng đã đề xuất rằng một đầu rìu bằng đồng được phát hiện ở Syria có thể thuộc về Userkare [11]. Chiếc rìu này khắc tên của một nhóm thợ khác, họ được gọi là "Những người được yêu quý của Hai Chim Ưng Vàng", trong đó "Hai Chim Ưng Vàng" là tên Horus vàng của một pharaon. Mặc dù cả Khufu lẫn Sahure đều mang tên này và họ có thể là chủ nhân của chiếc rìu này,[21]Baud và Dobrev lại lưu ý rằng các tên horus vàng của Teti và Pepi lần lượt là "Chim Ưng Vàng thống nhất" và "Ba Chim Ưng Vàng". Do đó họ dẫn tới kết luận cho rằng Userkare là "Hai Chim Ưng Vàng" và chiếc rìu này thuộc về ông.[11]

Nhà Ai Cập học người Anh Flinders Petrie đã đồng nhất Userkare một cách tạm thời với một vị vua tên là Ity được chứng thực bởi một bản khắc đá duy nhất mà được tìm thấy ở Wadi Hammamat. Bản khắc đá này có niên đại là vào năm đầu tiên dưới triều đại của Ity, đề cập đến một nhóm gồm 200 thuỷ thủ và 200 thợ xây dưới sự chỉ huy của các đốc công Ihyemsaf và Irenakhet [22], họ được phái đến Wadi Hammamat để thu thập đá cho việc xây dựng kim tự tháp của Ity mà được gọi tên là "Bau Ity ", [23]nó có nghĩa là" Vinh quang của Ity "[24]. Việc đồng nhất Userkaf với Ity của Petrie chỉ dựa hoàn toàn vào sự ước lượng của ông ta về bản khắc này đó là thuộc về vương triều thứ Sáu và thực tế rằng Userkare là vị vua duy nhất của thời kỳ này không có tước hiệu đầy đủ.[23] Sự đồng nhất này ngày nay được cho là phỏng đoán [25]và một số niên đại thuộc thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất đã được đề xuất cho Ity [24].

Bia đá Nam Saqqara

Ngoài các nguồn lịch sử và đương thời, thông tin chi tiết về triều đại của Userkare đã từng được ghi lại trên tấm bia đá Nam Saqqara với niên đại gần tương đương, đây là một biên niên sử hoàng gia của vương triều thứ Sáu có niên đại thuộc về triều đại của Merenre Nemtyemsaf I hoặc Pepi II. [26]Thật không may, theo ước tính khoảng 92% [27]văn bản gốc đã bị mất khi tấm bia đá này được đánh bóng một cách gồ ghề để tái sử dụng làm một nắp quách, có thể là vào cuối thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất (khoảng 2160-2055 TCN) cho đến đầu thời kỳ Trung Vương quốc (khoảng 2055-1650 TCN). [28]Sự có mặt của Userkare trong biên niên sử này dù sao cũng có thể được suy ra dựa vào một khoảng trống lớn nằm giữa triều đại của Teti và Pepi I [14] cũng như từ các vết tích của một tước hiệu hoàng gia trong khoảng không gian này. [29]Mặc dù đoạn văn ghi lại các hoạt động của Userkare đã bị mất, dựa vào chiều dài của nó chúng ta có thể thấy được rằng Userkare đã cai trị Ai Cập trong khoảng bốn năm hoặc dường như là ít hơn hai năm [30].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Userkare http://oi.uchicago.edu/research/publications/saoc/... http://xoomer.virgilio.it/francescoraf/hesyra/ssan... http://www.ifao.egnet.net/bifao/Bifao095_art_03.pd... http://www.metmuseum.org/about-the-museum/press-ro... http://www.metmuseum.org/research/metpublications/... http://www.metmuseum.org/research/metpublications/... //www.worldcat.org/issn/0169-9423 //www.worldcat.org/oclc/1524193 //www.worldcat.org/oclc/41431623 //www.worldcat.org/oclc/58642039